Gắn thẻ tăng động • Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam https://hoitamlytrilieu.vn/hashtag/tang-dong Vietnam Psychotherapy Association Sat, 24 Oct 2020 17:34:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://cdn.hoitamlytrilieu.vn/uploads/2020/10/cropped-Logo-1-1-32x32.png Gắn thẻ tăng động • Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam https://hoitamlytrilieu.vn/hashtag/tang-dong 32 32 Rối loạn tăng động – giảm chú ý https://hoitamlytrilieu.vn/roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-628.html Sat, 17 Oct 2020 06:41:39 +0000 https://beta.hoitamlytrilieu.vn/?p=628 Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển tâm thần kinh ở trẻ em.

Bài viết Rối loạn tăng động – giảm chú ý đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
Đề tài được thực hiện bởi
PGS.TS.VÕ VĂN BẢN
BỆNH VIỆN VIỆT PHÁP HÀ NỘI

1/ Khái niệm về Tăng động giảm chú ý:

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển tâm thần kinh ở trẻ em. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ thường xuyên có các triệu chứng giảm chú ý, tăng hoạt động mang tính xung động không phù hợp lứa tuổi, những triệu chứng này ảnh hưởng đến các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày, thường thể hiện ít nhất trong 2 môi trường (ở nhà, ở trường, khi làm việc, lúc vui chơi),

Chẩn đoán ADHD không khó, nhưng để điều trị hiệu quả không dễ và rất cần sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ cùng với sự phối hợp các phương pháp điều trị hợp lý của nhà trị liệu,

Khoảng 3-5% ở tuổi đến trường bị ADHD. Rối loạn ADHD giảm cùng với sự lớn lên của trẻ. Theo Costello và cộng sự (2003), tỷ lệ 2,2% ở tuổi 9; 1,4% ở tuổi 12 và 0,3% ở tuổi 16. Trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ Nam/Nữ trong số các trẻ đến khám bệnh là từ 6/1 đến 9/1; ở trong cộng đồng là 2/1 đến 3/1.

Năm 1845, Heinrich Hoffmann, một bác sĩ thần kinh người Đức đã viết trong một cuốn sách về tăng động ở trẻ em và đây là cuốn sách được biết đầu tiên về trẻ tăng động.

Các triệu chứng ADHD được mô tả như là một rối loạn vào năm 1902 bởi một thầy thuốc người Anh tên là George Still, ông cho rằng các triệu chứng này là do kém “tự kềm chế” và “ kiểm soát đạo đức bị thiếu” được đăng  trong tạp chí Lancet.

Khoảng 50 năm trước người ta cho rằng nguyên nhân của ADHD là do não bị huỷ hoại. Tuy nhiên những nghiên cứu sau này cho thấy rằng chỉ có 5% trẻ có ADHD là có những tổn thương thần kinh hay động kinh. Vì thế tổn thương não không có ý nghĩa trong hầu hết trẻ em có rối loạn này (Barkley,1990).

2/ Bệnh nguyên và bệnh sinh ADHD:

Nhiều người cho rằng ADHD là do rối loạn chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitters), trong đó nhấn mạnh đến sự thiếu hụt của Dopamine và Norepinephrine ở các vùng não có trách nhiệm điều chỉnh hành vi và sự chú ý.

Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến yếu tố di truyền: nếu một trẻ trong cặp song sinh cùng trứng bị ADHD thì nguy cơ trẻ còn lại bị ADHD từ 75% đến 97%. Nghiên cứu về bộ gène SNP (single-nucleotide polymorphism) trong 5 rối loạn tâm thần (ADHD, Tâm thần phân liệt, Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Trầm cảm nặng, Autism) (2).

ADHD liên quan đến cấu trúc của não bộ, chứ không đơn thuần chỉ là rối loạn hành vi. Kết quả nghiên cứu của Robert Preidt và cs về hình ảnh MRI trên 1.700 người bị ADHD và 1.500 người bình thường tuổi từ 4 – 63 đã cho thấy 5 vùng não ở người ADHD nhỏ hơn binh thường: hạnh nhân, hồi hải mã và 3 vùng não trong thể vân (nhân đuôi, nhân bèo sẫm và nhân Accumbens) tham gia vào hệ thống phần thưởng của não và trong quá trình xử lý dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp kiểm soát động lực và cảm xúc (3).

Ngoài ra các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ADHD: Tổn thương thần kinh xảy ra trước hoặc sau khi sinh, Hội chứng rượu bào thai, chế độ ăn uống, suy dinh dưỡng, vai trò gia đinh và xã hội,..

3/ Chẩn đoán ADHD:

     Trẻ bị ADHD thường có hai nhóm triệu chứng, đó là các triệu chứng về tăng đông và giảm chú ý, những triệu chứng này phải thường xuyên xảy ra hoặc liên tục xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động chủ yếu trong đời sống hàng ngày.

3.1. Các triệu chứng về tăng động:

  • Luôn cựa quậy chân tay hay vặn mình khi ngồi,
  • Thường rời bỏ chỗ ngồi trong lớp một cách vô tổ chức,
  • Thường chạy nhảy hay leo trèo quá mức,
  • Thường không thể chơi hay hòa mình vào những hoạt động giải trí một   cách nhẹ nhàng,
  • Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể đang lái môtô,
  • Nói quá nhiều,
  • Thường xuyên bật ra câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi,
  • Thiếu tính kiên nhẫn, gặp khó khăn khi phải chờ đợi lâu,
  • Hay quấy rầy hoặc làm gián đoạn công việc của người khác.

3.2. Các triệu chứng về giảm chú ý:

  • Không chú ý đến các chi tiết,
  • Khó duy trì sự tập trung,
  • Không lắng nghe,
  • Không tuân thủ sự hướng dẫn,
  • Gặp khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp các hoạt động,
  • Né tránh các công việc đòi hỏi sự cố gắng trong thời gian dài
  • Đánh mất các vật dụng cần thiết để làm việc,
  • Dễ sao lãng,
  • Hay quên các công việc hàng ngày.

3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD theo DSM-V:

  • Tuổi khởi phát: Theo DSM-V, tuổi khởi phát là trước 7 tuổi,
  • Triệu chứng xuất hiện theo lứa tuổi:
  1. Có 5 hoặc nhiều hơn 5 triệu chứng cần thiết khi trẻ trên  17 tuổi
  2. Có 6 hoặc nhiều hơn 6 triệu chứng khi trẻ 16 tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn
  • Các triệu chứng xuất hiện ít nhất trong vòng 6 tháng và xuất hiện ít nhất trong 2 môi trường,
  • Các triệu chứng phải ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

3.4. Các thể ADHD: Có ba thể ADHD:

  • Thể giảm chú ý: đòi hỏi trẻ phải hội đủ đủ ≥6/9 triệu chứng. Những triệu chứng thuộc dạng này phải xuất hiện trong vòng 6 tháng. Đáp ứng tiêu chuẩn giảm chú ý nhưng không phải tăng vận động – xung động
  • Thể tăng vận động – xung động: đòi hỏi trẻ phải hội đủ ≥6/9 triệu chứng. Những triệu chứng thuộc dạng này phải xuất hiện trong vòng 6 tháng. Đáp ứng tiêu chuẩn tăng vận động – xung động nhưng không phải giảm chú ý
  • Thể kết hợp: trẻ phải hội đủ tối thiểu 6 tiêu chuẩn của nhóm 1 và 6 tiêu chuẩn của nhóm 2 nêu trên và những triệu chứng thuộc dạng kết hợp phải xuất hiện trong vòng 6 tháng.

Mức độ nặng nhẹ (Severity levels):

  • Nhẹ (mild):                        đạt 5 tiêu chuẩn 
  • Vừa phải (moderate):         đạt 6 – 7 tiêu chuẩn
  • Nghiêm trọng (severe):       đạt 7 tiêu chuẩn trở lên.

4/ Các phương pháp can thiệp:

4.1. Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc kích thích tâm thần (Psychostimulants) được xem là thuốc đặc trị cho ADHD với kết quả 70-90% đáp ứng  tốt với thuốc. Ở Viêt Nam hiện có Concerta (Methylphenidate). Các thuốc này có tác dụng làm gia tăng cả hai chất dẫn truyền thần kinh là dopamine và norepinephrine, có khả năng cải thiện kiểm soát xung động và tăng hoạt động, cũng như chú ý.
  • Thuốc an thần kinh: Risperdal, Aripirazole (Aritero)
  • Các thuốc dòng Norepinephrine: Atomoxetine (Strattera)
  • Các thuốc chống trầm cảm: Amitrityline; Zoloft;
  • Các thuốc điều trị cao huyết áp: Clonidine & Guanfacine
    1. Các phương pháp can thiệp tâm lý xã hội
  • Giáo dục cha mẹ về chứng ADHD
  • Huấn luyện cho cha mẹ về quản lý trẻ:
    1. Trẻ em (<11 tuổi 65-75%  đáp ứng)
    2. Thanh thiếu niên (25-30% thay đổi rõ rệt)
  • Trị liệu gia đình cho trẻ vị thành niên: Tập huấn kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp (30% có sự thay đổi)
  • Trị liệu hành vi nhận thức,
  • Đào tạo cho giáo viên về ADHD,
  • Tập huấn cho giáo viên về cách quản lý hành vi trong lớp,
  • Các dịch vụ giáo dục đặc biệt,
  • Rèn luyện thể chất,
  • Thành lâp các nhóm hỗ trợ trẻ và cha mẹ,
    1. Các phương pháp can thiệp khác:

Điều trị bằng phản hồi sinh học thần kinh (Neurofeedback) là phương pháp chữa trị ADHD có hiệu quả, một lựa chọn thay thế an toàn, không xâm lấn trong điều trị ADHD ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tháng 11/2013, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã chấp thuận neurofeedback là lựa chọn điều trị cấp độ 1 hoặc hỗ trợ tốt nhất cho trẻ ADHD (2). Trong một buổi trị liệu neurofeedback, cảm biến điện não đồ được đặt trên da đầu. Hoạt động sóng não cụ thể sau đó được phát hiện, khuếch đại và ghi nhận lại. Thông tin được phản hồi ngay lập tức lên màn hình cho các nhà triệu và bệnh nhân. Nhà trị liệu thông báo cho bệnh nhân những gì họ đang quan sát và huấn luyện họ cách kiểm soát hoạt động của não để những hoạt động này đạt đến phạm vi mong muốn. Với sự giúp đỡ của một chương trình trò chơi video, trẻ em học cách duy trì hoạt động giảm sóng delta và tăng sóng beta, hoặc các trò chơi sẽ ngừng. Quá trình này được xem như “tập thể dục cho não” và làm tăng sự tập trung và chú ý của mình.

5/ Kết luận:

Tỷ lệ ADHD ở trẻ tuổi đi học rất cao, trong đó trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái với những dấu hiệu giảm chú ý và tăng động gây ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động hàng ngày. Chẩn đoán ADHD không khó, nhưng để có kết quả điều trị tốt đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và nhà trị liệu với sự phối hợp các liệu pháp điều trị hợp lý. Trẻ bị ADHD, nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thường các dấu hiệu tăng động, giảm chú ý sẽ được cải thiện tốt, giúp trẻ hòa nhập tốt trong học tập và sinh hoạt.

Tài liệu tham khảo:

  1. Kristin A. DeName. Neurofeedback Therapy an Effective Non-Drug Treatment for ADHD. July 8, 2018. Psych Central.
  2. DSM Fifth Edition. DSM-5.  American Psychiatric Association. American Psychiatric Publishing. CBS Publishers & Distributors Pvt Ltd. 2013. Pg 59-66.,
  3. Robert Preidt.  Imaging Study Confirms Brain Differences in People With ADHD. HealthDay, February 16, 2017.
  4. Barkley, R.A. Issues in the Diagnosis of Attention Deficit Hyperactivity Disorder in Children. Journal of Brain and Development. 2003, 25, 77-83

Bài viết Rối loạn tăng động – giảm chú ý đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
628
Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý https://hoitamlytrilieu.vn/cac-phuong-phap-can-thiep-doi-voi-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-386.html Fri, 09 Oct 2020 04:15:34 +0000 https://demo.hoitamlytrilieu.vn/?p=386 Việc can thiệp cho trẻ RLTĐGCY cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ… Read More »Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý

Bài viết Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
Việc can thiệp cho trẻ RLTĐGCY cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ mang lại nhiều hiệu quả và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn.

Dưới đây là một cách can thiệp tiêu biểu thường được sử dụng:

1. Can thiệp cách ứng xử

Mục đích của can thiệp cách ứng xử là sửa đổi cách ứng xử của trẻ chuyển từ kinh nghiệm tiêu cực sang kinh nghiệm tích cực, từ đó củng cố các thói quen tốt.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn sống trong mối liên hệ với môi trường xung quanh, với người khác. Do vậy, bất cứ ai kể cả trẻ RLTĐGCY cần được nhắc nhở phải lưu ý đến những hậu quả của những hành động của trẻ gây ra đối với bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường. Trẻ cần được giúp đỡ để sửa đổi cách ứng xử sao cho phù hợp thay vì mang lại cho trẻ những phản ứng tiêu cực khi trẻ bộc lộ những tính cách đi ngược lại với xã hội.

Sử dụng hình thức khen thưởng nếu trẻ có sửa đổi. Đây là phương pháp tích cực để trẻ nhận thấy rằng mình thật sự nhận được một cái gì đó cho sự cải thiện cách ứng xử của bản thân. Còn nếu trẻ hành động sai trái thì cần phải rút lại những gì trẻ thích thú để chấn chỉnh cách ứng xử không phù hợp.

Thành công của can thiệp sửa đổi cách ứng xử phụ thuộc vào cả người hỗ trợ và trẻ. Nhiều trẻ có đủ sự chú ý và trí nhớ tạm thời để lưu giữ những gì đã được học, nhưng trong nhiều trường hợp, do tính hấp tấp đã thành bản chất nên trẻ tiếp tục phạm những sai xót nhỏ.

Khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi người hỗ trợ cần phải kiên nhẫn vì thường mất rất nhiều thời gian trước khi đạt được những kết quả đáng kể. Bên cạnh đó cũng cần phải rất khách quan, đề phòng bản thân trở nên dễ bị xúc động trước những ứng xử của trẻ, vì như vậy có thể làm hỏng tác dụng của cách can thiệp này.

2. Can thiệp bằng giảng dạy

Sự quan tâm sát sao được coi là nỗ lực chủ yếu đối với bất kỳ trẻ nào có trở ngại lớn trong học tập. Người hỗ trợ trong giảng dạy phải đi sát với trẻ nhưng tránh không gây xúc động và giữ một khoảng cách để có thể theo dõi được tiến trình đã đặt ra.

Mục đích của can thiệp bằng giảng dạy là làm sao cho trẻ có thể tự mình khắc phục được các nhược điểm. Ví dụ: nếu trẻ nhận biết khá tốt từ và chữ cái nhưng lại yếu khi đọc chúng thì giáo viên sẽ sử dụng kỹ năng về thị lực mạnh hơn để cải thiện kỹ năng về ngữ âm còn yếu.

Nơi tốt nhất để can thiệp bằng giảng dạy là ở trường. Lý tưởng nhất là trẻ nên được tách ra khỏi lớp học bình thường trong một khoảng thời gian nào đó tùy theo sự cần thiết để nhận được sự trợ giúp cá nhân mà trẻ đang gặp trở ngại. Việc dạy một nhóm hơn 5 trẻ sẽ không mang lại lợi ích vì mỗi trẻ không nhận được sự quan tâm riêng đúng mức.
Nếu việc hỗ trợ bằng cách này không có ở trường thì cách tốt nhất kế đó là hỗ trợ riêng. Có thể là buổi sáng trước khi trẻ đến trường hoặc buổi chiều ngay khi trẻ tan trường.

3. Can thiệp lời nói và ngôn ngữ

Đa phần trẻ RLTĐGCY có sự thiếu hụt trong lời nói hoặc rối loạn về từ ngữ. Những trẻ này thường đối mặt với trở ngại về phát âm, nói lắp hoặc cấu trúc từ ngữ.
Người can thiệp lời nói và ngôn ngữ cũng đứng trước nhiều khó khăn như những người làm can thiệp khác do trẻ thường bị trục trặc về trí nhớ tạm thời, nên những gì đã dạy ở tuần này không được lưu giữ qua tuần sau dẫn đến việc phải ôn lại rất nhiều lần những gì đã học trước khi dạy trẻ những điều mới.

4. Can thiệp bằng cách làm việc

Trở ngại trong phối hợp động tác ở trẻ RLTĐGCY ảnh hưởng đến hàng loạt các phối hợp khác. Trẻ thường gặp khó khăn trong phối hợp động tác thông thường, phối hợp động tác chính xác, phối hợp mắt-tay và mắt-chân. Khiếm khuyết thường thấy nhất là phối hợp động tác chính xác.
Trẻ gặp trở ngại trong phối hợp nên được trị liệu bằng lao động và vật lý liệu pháp. Các phương pháp này cung cấp hàng loạt các bài tập nhằm cải thiện các chức năng cá biệt kém phát triển cho trẻ không có khả năng phối hợp.

5. Kiểm soát chế độ ăn uống

Có khá nhiều bài viết về tác dụng của chế độ ăn uống với trẻ RLTĐGCY. Trong đó có quyển sách của bác sỹ Ben Feingold đề cập đến chế độ ăn uống cho trẻ RLTĐGCY.

Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng được ấn hành, trong đó các chẩn đoán lâm sàng được tiến hành về cách xử lý trong ăn uống nhằm cải thiện tình hình của RLTĐGCY. Kết quả của các nghiên cứu này đã tìm thấy những lợi ích đáng kể của chế độ ăn uống trong việc kiềm chế RLTĐGCY. Điều này có thể đúng với các thông số trong các nghiên cứu này. Nhưng dù sao, đã có nhiều bậc phụ huynh cũng nhận thấy có sự cải thiện rõ rệt ở con em họ bằng cách rút một số đồ ăn nào đó trong khẩu phần ăn của trẻ. Trong đó, phổ biến nhất là các thực phẩm chế biến từ ca cao như sô cô la và các thức uống cola. Các thực phẩm khác cũng được cho là không nên sử dụng là đồ hộp, thực phẩm có màu và đường, các muối salycilate.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi áp dụng cách can thiệp này là nên tập kiểm soát chế độ ăn uống của con và đảm bảo không sử dụng thái quá các thực phẩm không nên sử dụng đã nêu ở trên.

Đối với tuổi nhi đồng, nên tập cho trẻ ăn uống kiểm soát trong vài tuần nếu thấy tiến triển tốt (giấc ngủ tốt hơn, mức độ hoạt động giảm) thì tiếp tục, nếu không thì nên dừng lại.

Cũng cần lưu ý là khi áp dụng cách can thiệp này có thể khiến trẻ cảm thấy đây là một hình phạt vì vậy cả gia đình phải thực hiện hình thức này sao cho trẻ không cảm thấy mình bị lẻ loi.

6. Can thiệp bằng thuốc

Việc can thiệp bằng thuốc cho trẻ RLTĐGCY đã đem đến khá nhiều tranh luận và đây cũng được coi là phương pháp thành công trong việc chữa trị cho trẻ RLTĐGCY.

Nguồn gốc của cách can thiệp bằng thuốc có từ năm 1937, khi bác sỹ Bradley – một nhà nghiên cứu người Mỹ nghiên cứu ra thuốc Dexamphetamine có tác dụng chữa các cơn nhức đầu sau khi chụp X quang não bơm khí.
Dexamphetamine có tác dụng chữa các cơn nhức đầu nói trên. Một cuộc kiểm tra lâm sàng đã được tiến hành với một nhóm trẻ dùng loại thuốc này tròng thời gian hơn 6 tháng vào năm 1937. Kết quả cho thấy, không có sự cải thiện nào cho những cơn đau đầu nhưng lại có chuyển biến khả quan với những trẻ gặp trở ngại trong học tập. Từ đó, Dexamphetamine được nghiên cứu thêm như một cách chữa trị cho trẻ có trở ngại trong học tập – được xem như là kết quả của loạn năng nhẹ não bộ (MBD).

Việc sử dụng Dexamphetamine trong chữa trị cho trẻ có trở ngại học tập kéo dài không lâu đã mang lại những kết quả điều trị tốt. Khoảng hai thập niên sau, một loại thuốc mới được xuất hiện với tên gọi Methylphenidate (tên thương mại là Ritalin). Người ta cho rằng thuốc này là sự cải tiến của Dexamphetamine vì nó có ít tác dụng phụ hơn và dường như có tác dụng tốt hơn đối với các trẻ RLTĐGCY. Đến năm 1950, nhiều nghiên cứu lâm sàng khác nhau cho thấy Ritalin rất hữu hiệu để trị liệu cho trẻ RLTĐGCY.Hiện nay, chỉ trừ một số rất nhỏ, còn lại các trẻ RLTĐGCY đều có phản ứng tốt với 2 loại thuốc trên. Với một số không có phản ứng, nhiều trẻ thực sự bị thuốc làm cho tệ hại thêm. Cũng có một số trẻ phản ứng tốt với một loại thuốc khác là Tofranil, tuy nhiên phản ứng của thuốc này chưa được hiểu đầy đủ. Vì vậy, cần có sự đánh giá về xét nghiệm của phản ứng đối với một loại thuốc riêng biệt ở từng trẻ trước khi tiến hành can thiệp.

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
386
Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ https://hoitamlytrilieu.vn/nhan-dang-dung-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-380.html Fri, 09 Oct 2020 04:06:40 +0000 https://demo.hoitamlytrilieu.vn/?p=380 Có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hoặc nhầm lẫn giữa một trẻ hiếu động và trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Thực ra việc nghịch… Read More »Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Bài viết Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
Có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hoặc nhầm lẫn giữa một trẻ hiếu động và trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Thực ra việc nghịch ngợm, nô đùa có thể là biểu hiện của một trẻ hiếu động. Tuy nhiên, những biểu hiện đó có thể được xem là biểu hiện của Rối loạn tăng động giảm chú ý (hay ADHD) nếu như biểu hiện đó diễn ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng.

ADHD là một rối loạn sinh học khởi phát sớm, được mô tả bằng bộ ba triệu chứng: tăng động, không tập trung chú ý và xung động. Ba triệu chứng này tồi tại dai dẳng và ở mức độ không phù hợp về mặt phát triển (theo tổ chức hỗ trợ ADHD của New Zealand).

Việc điều chỉnh hoạt động, chú ý và các tương tác xã hội vào các chuẩn tình huống bình thường với trẻ có ADHD thường gặp rất nhiều khó khăn. Chúng thường gây rắc rối cho người lớn và không được bạn bè cùng lứa yêu thích. Kết quả học tập ở trường thường kém và nhiều trẻ mất khả năng học tập đặc trưng và/hoặc đi kèm với rối loạn hành vi.

Vậy thế nào là một trẻ có ADHD?
Một trẻ có ADHD thường gặp những khó khăn trên các lĩnh vực sau:

1. Chú ý

Trẻ có rối loạn này thường gặp vấn đề với cả hai khả năng: chú ý và tập trung hoặc chỉ gặp khó khăn với một trong hai chức năng này.
Với những trẻ có vấn đề về sự chú ý, chúng rất dễ bị phân tán và sẵn sàng phản ứng ngay, dù cho đó là một tiếng động nhỏ xung quanh. Chúng hay bồn chồn, táy máy, không ngồi yên được, và thường đi quấy phá trẻ khác.

Còn trẻ giảm tập trung thì chúng có thể nhận thức được những việc chung quanh nhưng lại không thể tập trung vào công việc hoăc nhiệm vụ được giao. Chẳng hạn như chúng không thể tập trung nghe bài giảng của thầy/cô, thường hay trì hoãn các công việc. Đối với những bài tập thầy/ cô giao cho về nhà, trẻ thường không làm hoặc làm không hết. Trẻ thường thiếu khả năng tập trung, chú ý hơn và khó có thể dõi theo những nhiệm vụ dài có nhiều lời hướng dẫn. Việc khó duy trì sự chú ý vào nhiệm vụ được giao là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của những trẻ này thường là kém.

2. Tăng động

Không phải trẻ ADHD nào cũng tăng động. Tuy vậy, hầu như trẻ mắc RLTĐGCY đều tăng động. Những biểu hiện của những trẻ này thường xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Chúng thường không ngồi yên, có những vấn đề về ăn uống, cơn đau bụng, giấc ngủ như khó vào giấc hay khó tỉnh dậy.

Lớn hơn, trẻ không thể ngồi yên trong một hoạt động kéo dài. Trẻ hay sốt ruột, đứng lên, ngồi xuống, phá phách và đi lại quanh phòng học, nói chuyện, làm trò hề.
Đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy trẻ ADHD ba hoa, nói chuyện phiếm không ngừng.

3. Xung động

Đây cũng được coi là đặc điểm thường được mô tả ở trẻ ADHD. Khi còn nhỏ, chúng đều muốn có ngay lập tức cái mà nó đang muốn. Nếu không được đáp ứng, chúng dễ dàng buồn bực và có thể đập phá đồ đạc, đồ chơi.
Thật không dễ dàng khi yêu cầu trẻ trẻ ADHD xếp hàng, chờ đợi hay tuân theo những chỉ dẫn. Chúng thường không cẩn thận trong công việc và không dừng lại để kiểm tra công việc. Chúng thường ngắt ngang lời người khác, trả lời câu hỏi khi chưa nghe xong câu hỏi. Đôi khi chúng muốn tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đến tính mạng mà không quan tâm đến hậu quả.

Hành vi chống đối xã hội đôi khi là vấn đề ở trẻ AHĐ. Trẻ khó kiềm chế xung động như trẻ khác. Chúng có thể ăn cắp, nói dối. Việc này có thể xuất phát từ mong muốn đơn giản là phải có được đồ vật ấy, sợ bị la mắng hoặc gây sự chú ý với người khác… Đến tuổi vị thành niên và trưởng thành có thể xuất hiện những vấn đề nổi cộm như sử dụng nghiện chất kích thích như rượu và ma túy, trộm cắp, đua xe hay quan hệ tình dục không an toàn…

Tham khảo: Luận án tiến sĩ Tâm lý học “Đặc điểm tâm lí tâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý” của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân (2010) Viện Tâm lí học

Bài viết Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
380