Chuyên mục Trẻ em & thanh thiếu niên • Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam https://hoitamlytrilieu.vn/chuyen-muc/tam-ly-doi-song/tre-em-thanh-thieu-nien Vietnam Psychotherapy Association Sat, 24 Oct 2020 17:35:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.8 https://cdn.hoitamlytrilieu.vn/uploads/2020/10/cropped-Logo-1-1-32x32.png Chuyên mục Trẻ em & thanh thiếu niên • Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam https://hoitamlytrilieu.vn/chuyen-muc/tam-ly-doi-song/tre-em-thanh-thieu-nien 32 32 184692729 Gợi ý xử lý khi trẻ xung đột https://hoitamlytrilieu.vn/goi-y-xu-ly-khi-tre-xung-dot-782.html Sat, 24 Oct 2020 07:41:18 +0000 https://beta.hoitamlytrilieu.vn/?p=782 Làm cha mẹ, chúng ta không khỏi đau đầu khi chứng kiến cảnh những đứa con thân yêu cãi vã, đánh nhau hoặc nói tục, chửi bậy. Bất cứ chỗ nào trong ngôi nhà, trên giường hay chiếc ghế salon cũng trở thành “đấu trường” của chúng. Điều này nếu không được quan tâm và ứng phó kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình cũng như sự phát triển tâm lý của trẻ.

Bài viết Gợi ý xử lý khi trẻ xung đột đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
Làm cha mẹ, chúng ta không khỏi đau đầu khi chứng kiến cảnh những đứa con thân yêu cãi vã, đánh nhau hoặc nói tục, chửi bậy.  Bất cứ chỗ nào trong ngôi nhà, trên giường hay chiếc ghế salon cũng trở thành “đấu trường” của chúng. Điều này nếu không được quan tâm và ứng phó kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình cũng như sự phát triển tâm lý của trẻ. 

Chị Mỹ Anh (Hà Đông, Hà Nội) than phiền với đồng nghiệp rằng hai bé nhà chị, một bé gái 3 tuổi và bé trai 6 tuổi, luôn chí chóe tranh giành với nhau. Cả ngày không một tiếng la khóc, nhưng đến tối khi hai đứa đi học về là ầm ĩ cả nhà. Một vài gợi ý các bậc phụ huynh một vài cách xử lý khi trẻ xung đột với nhau: 

  1. Làm dịu cơn nóng giận: Khi thấy trẻ cãi vã, thậm chí đánh nhau, chắc chắn là chúng ra sẽ ngăn cản chúng để không làm đau lẫn nhau nhưng điều quan trọng là người lớn cần phải bình tĩnh. Thay vì việc gào lên và mắng trẻ là chúng quá quắt, ra lệnh cho trẻ không được cãi vã, cha mẹ nên giúp trẻ bình tĩnh trở lại, chẳng hạn: “Con đang rất nóng giận. Mẹ hiểu điều đó nhưng mẹ không tán thành khi các con đánh nhau. Mẹ tin là con sẽ dừng lại”. Điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại và làm trẻ giải tỏa được một số cảm giác tiêu cực như nỗi tức giận, hụt hẫng hay nỗi buồn. Trẻ sẽ trưởng thành hơn khi chúng học được cách làm chủ cảm xúc của mình.
  2. Cùng con tìm ra nguyên nhân gây tranh cãi: rất khó để nhận ra đứa trẻ nào phạm lỗi trước tiên, Nếu không khéo léo, chúng ta sẽ làm trẻ có cảm giác là bố mẹ đối xử thiên vị. Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, hãy cho trẻ cơ hội trình bày, kể lại câu chuyện để cùng tìm ra nguyên nhân xung đột. Cha mẹ hãy lắng nghe và thử cho trẻ lần lượt nói về cảm xúc của chúng, ví dụ như: tức giận ,hụt hẫng,..; điều chúng đang mong muốn (chơi điện tử), điều mà đứa trẻ này trách đứa trẻ kia, chẳng hạn như tranh giành đồ chơi. Sau đó cha mẹ có thể gợi ý về cách giải quyết mâu thuẫn cho trẻ trong trường hợp này, ví dụ “Các con có thể chơi lần lượt, mỗi bạn 15p hoặc chơi cùng nhau để chơi được lâu hơn”. Qua đó, trẻ sẽ học hỏi được cách thể hiện và biết lắng nghe.
  3. Giúp con đặt mình vào tình huống tương tự: Trẻ có thể học được kỹ năng thấu cảm bằng cách đặt mình vào cảm xúc của người khác, “Nếu bạn nói những điều như vậy với con, bạn đánh con, con cảm thấy thế nào? Chúng ta cũng có thể đặt trẻ vào một tình huống như: “Giả sử như con làm hoặc nói ra một điều gì đó và người ta nói con là “thằng ngu”. Con cảm thấy thế nào? Vậy tại sao con lại nói tục với em?” Giúp trẻ hiểu được cảm xúc của chính mình và người khác là điều quan trọng để nuôi dưỡng một tâm hồn biết thương yêu, đồng cảm. 
  4. Tránh so sánh hay bình phẩm về trẻ: Khi con trẻ tranh cãi, chúng thường hạ thấp nhau bằng cách nêu ra ưu điểm của bản thân và nhược điểm của đối phương. Nếu trẻ nghe thấy ông nội nói rằng chị của trẻ học giỏi và ngoan hơn trẻ thì chúng ta hãy nói lại với trẻ về việc đó, rằng mỗi một người đều có những sở trường và khả năng khác nhau, không thể đem ra so sánh ai hơn ai được. Cha mẹ nên làm cho những đứa con hiểu là họ yêu chúng vô điều kiện, không phải bởi vì điều chúng làm được mà là vì những điều thuộc về chúng.

Bài viết Gợi ý xử lý khi trẻ xung đột đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
782
Không chỉ là chơi https://hoitamlytrilieu.vn/khong-chi-la-choi-778.html Sat, 24 Oct 2020 07:24:54 +0000 https://beta.hoitamlytrilieu.vn/?p=778 12 đến 36 tháng tuổi được xem là giai đoạn “vàng” thúc đẩy sự phát triển nhận thức, vận động, cảm xúc và xã hội ở trẻ. Vậy một đứa trẻ sẽ “đi qua” giai đoạn này bằng cách nào? Câu trả lời là “chơi”.

Bài viết Không chỉ là chơi đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
12 đến 36 tháng tuổi được xem là giai đoạn “vàng” thúc đẩy sự phát triển nhận thức, vận động, cảm xúc và xã hội ở trẻ. Vậy một đứa trẻ sẽ “đi qua” giai đoạn này bằng cách nào? Câu trả lời là “chơi”. 

Đứa trẻ chập chững biết đi sẽ học được nhiều khía cạnh của cuộc sống thông qua việc chơi. Nhìn bề ngoài, việc chơi ở trẻ trông giống như những hành động ngẫu nhiên hoặc là trò đùa tượng tưởng. Tuy nhiên, đối với trẻ, chơi thật sự trở thành “việc kinh doanh nghiêm túc”. Chơi giúp trẻ phát triển bản thân và thành thạo ba “nhiệm vụ”: trải nghiệm, nhận biết được sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế, học cách trở nên độc lập hơn.  

Trải nghiệm  

Trong những năm đầu đời của giai đoạn phát triển, trẻ tham gia các trò chơi giả vờ. Các trò chơi trở nên phức tạp hơn theo độ tuổi phát triển và trẻ bắt chước các hoạt động từ mọi người xung quanh. Ví dụ, trẻ cho búp bê uống một bình sữa vô hình, hoạt động này phát triển qua việc bắt chước hoạt động chăm sóc của người lớn, thay vì bình sữa, trẻ dần biết cách sử dụng các dụng cụ hoặc đồ ăn khác. Các trò chơi tưởng tưởng cho phép trẻ đóng vai, trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau, từ đó góp phần hình thành hứng thú, sở thích ở trẻ. Ngoài ra, việc bắt chước các hoạt động của người lớn góp phần xây dựng hệ thống ứng xử ở trẻ. Trẻ ra quyết định cách ứng xử với những người xung quanh thông qua chính việc quan sát và bắt chước. 

Nhận biết sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế.

Học cách gắn kết với người khác về mặt xã hội là một khía cạnh quan trọng trong tiến trình phát triển của trẻ. Điều quan trọng không kém là nắm bắt khái niệm tưởng tượng và thực tế. Trẻ bắt đầu tìm hiểu sự khác biệt giữa tưởng tượng và thực tế, nhận biết việc nào có thể và không thể xảy ra thông qua các trò chơi. Ví dụ, trẻ biết được rằng, chú gấu bông có thể đóng vai một cô giáo trong trò chơi, nhưng gấu bông không thể là cô giáo ở trường học thực tế. 

Học cách trở nên độc lập hơn. 

Một trong những dấu mốc quan trọng trong giai đoạn 12 đến 36 tháng ở trẻ là việc trẻ nhận biết được mình là tách biệt với cha mẹ. Điều này được thực hiện thông qua sự chủ động, mong muốn kiểm soát, kiểm tra các giới hạn, sử dụng thường xuyên từ “Không”, các cơn giận dữ của trẻ. Tuy nhiên, các trải nghiệm trên cho phép một đứa trẻ thể hiện nhu cầu được độc lập và kiểm soát bản thân cũng như thế giới xung quanh. Trong giai đoạn đầu này, trẻ khó có thể tự kiểm soát việc đi vệ sinh, ăn uống hay lựa chọn mặc đồ như thế nào,…. Nắm vững được những “nhiệm vụ” trong giai đoạn này là điều này rất quan trọng vì nó mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, tự tin và tự chủ – một cảm giác chiến thắng cho thấy trẻ có thể tự xử lý các vấn đề của mình. Ngược lại, nếu trẻ không thành thạo trong giai đoạn này, trẻ có thể cảm thấy không đủ khả năng và nghi ngờ bản thân. 

Tóm lại, việc chơi có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Những bài học phong phú mà trẻ mới biết đi học được khi chơi đùa rất quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển và cảm nhận hạnh phúc của trẻ.

Người dịch: Nguyễn Thủy
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/mental-illness-in-america/202002/its-more-childs-play

Bài viết Không chỉ là chơi đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
778
Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý https://hoitamlytrilieu.vn/cac-phuong-phap-can-thiep-doi-voi-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-386.html Fri, 09 Oct 2020 04:15:34 +0000 https://demo.hoitamlytrilieu.vn/?p=386 Việc can thiệp cho trẻ RLTĐGCY cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ… Đọc tiếp »Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý

Bài viết Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
Việc can thiệp cho trẻ RLTĐGCY cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ mang lại nhiều hiệu quả và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn.

Dưới đây là một cách can thiệp tiêu biểu thường được sử dụng:

1. Can thiệp cách ứng xử

Mục đích của can thiệp cách ứng xử là sửa đổi cách ứng xử của trẻ chuyển từ kinh nghiệm tiêu cực sang kinh nghiệm tích cực, từ đó củng cố các thói quen tốt.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn sống trong mối liên hệ với môi trường xung quanh, với người khác. Do vậy, bất cứ ai kể cả trẻ RLTĐGCY cần được nhắc nhở phải lưu ý đến những hậu quả của những hành động của trẻ gây ra đối với bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường. Trẻ cần được giúp đỡ để sửa đổi cách ứng xử sao cho phù hợp thay vì mang lại cho trẻ những phản ứng tiêu cực khi trẻ bộc lộ những tính cách đi ngược lại với xã hội.

Sử dụng hình thức khen thưởng nếu trẻ có sửa đổi. Đây là phương pháp tích cực để trẻ nhận thấy rằng mình thật sự nhận được một cái gì đó cho sự cải thiện cách ứng xử của bản thân. Còn nếu trẻ hành động sai trái thì cần phải rút lại những gì trẻ thích thú để chấn chỉnh cách ứng xử không phù hợp.

Thành công của can thiệp sửa đổi cách ứng xử phụ thuộc vào cả người hỗ trợ và trẻ. Nhiều trẻ có đủ sự chú ý và trí nhớ tạm thời để lưu giữ những gì đã được học, nhưng trong nhiều trường hợp, do tính hấp tấp đã thành bản chất nên trẻ tiếp tục phạm những sai xót nhỏ.

Khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi người hỗ trợ cần phải kiên nhẫn vì thường mất rất nhiều thời gian trước khi đạt được những kết quả đáng kể. Bên cạnh đó cũng cần phải rất khách quan, đề phòng bản thân trở nên dễ bị xúc động trước những ứng xử của trẻ, vì như vậy có thể làm hỏng tác dụng của cách can thiệp này.

2. Can thiệp bằng giảng dạy

Sự quan tâm sát sao được coi là nỗ lực chủ yếu đối với bất kỳ trẻ nào có trở ngại lớn trong học tập. Người hỗ trợ trong giảng dạy phải đi sát với trẻ nhưng tránh không gây xúc động và giữ một khoảng cách để có thể theo dõi được tiến trình đã đặt ra.

Mục đích của can thiệp bằng giảng dạy là làm sao cho trẻ có thể tự mình khắc phục được các nhược điểm. Ví dụ: nếu trẻ nhận biết khá tốt từ và chữ cái nhưng lại yếu khi đọc chúng thì giáo viên sẽ sử dụng kỹ năng về thị lực mạnh hơn để cải thiện kỹ năng về ngữ âm còn yếu.

Nơi tốt nhất để can thiệp bằng giảng dạy là ở trường. Lý tưởng nhất là trẻ nên được tách ra khỏi lớp học bình thường trong một khoảng thời gian nào đó tùy theo sự cần thiết để nhận được sự trợ giúp cá nhân mà trẻ đang gặp trở ngại. Việc dạy một nhóm hơn 5 trẻ sẽ không mang lại lợi ích vì mỗi trẻ không nhận được sự quan tâm riêng đúng mức.
Nếu việc hỗ trợ bằng cách này không có ở trường thì cách tốt nhất kế đó là hỗ trợ riêng. Có thể là buổi sáng trước khi trẻ đến trường hoặc buổi chiều ngay khi trẻ tan trường.

3. Can thiệp lời nói và ngôn ngữ

Đa phần trẻ RLTĐGCY có sự thiếu hụt trong lời nói hoặc rối loạn về từ ngữ. Những trẻ này thường đối mặt với trở ngại về phát âm, nói lắp hoặc cấu trúc từ ngữ.
Người can thiệp lời nói và ngôn ngữ cũng đứng trước nhiều khó khăn như những người làm can thiệp khác do trẻ thường bị trục trặc về trí nhớ tạm thời, nên những gì đã dạy ở tuần này không được lưu giữ qua tuần sau dẫn đến việc phải ôn lại rất nhiều lần những gì đã học trước khi dạy trẻ những điều mới.

4. Can thiệp bằng cách làm việc

Trở ngại trong phối hợp động tác ở trẻ RLTĐGCY ảnh hưởng đến hàng loạt các phối hợp khác. Trẻ thường gặp khó khăn trong phối hợp động tác thông thường, phối hợp động tác chính xác, phối hợp mắt-tay và mắt-chân. Khiếm khuyết thường thấy nhất là phối hợp động tác chính xác.
Trẻ gặp trở ngại trong phối hợp nên được trị liệu bằng lao động và vật lý liệu pháp. Các phương pháp này cung cấp hàng loạt các bài tập nhằm cải thiện các chức năng cá biệt kém phát triển cho trẻ không có khả năng phối hợp.

5. Kiểm soát chế độ ăn uống

Có khá nhiều bài viết về tác dụng của chế độ ăn uống với trẻ RLTĐGCY. Trong đó có quyển sách của bác sỹ Ben Feingold đề cập đến chế độ ăn uống cho trẻ RLTĐGCY.

Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng được ấn hành, trong đó các chẩn đoán lâm sàng được tiến hành về cách xử lý trong ăn uống nhằm cải thiện tình hình của RLTĐGCY. Kết quả của các nghiên cứu này đã tìm thấy những lợi ích đáng kể của chế độ ăn uống trong việc kiềm chế RLTĐGCY. Điều này có thể đúng với các thông số trong các nghiên cứu này. Nhưng dù sao, đã có nhiều bậc phụ huynh cũng nhận thấy có sự cải thiện rõ rệt ở con em họ bằng cách rút một số đồ ăn nào đó trong khẩu phần ăn của trẻ. Trong đó, phổ biến nhất là các thực phẩm chế biến từ ca cao như sô cô la và các thức uống cola. Các thực phẩm khác cũng được cho là không nên sử dụng là đồ hộp, thực phẩm có màu và đường, các muối salycilate.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi áp dụng cách can thiệp này là nên tập kiểm soát chế độ ăn uống của con và đảm bảo không sử dụng thái quá các thực phẩm không nên sử dụng đã nêu ở trên.

Đối với tuổi nhi đồng, nên tập cho trẻ ăn uống kiểm soát trong vài tuần nếu thấy tiến triển tốt (giấc ngủ tốt hơn, mức độ hoạt động giảm) thì tiếp tục, nếu không thì nên dừng lại.

Cũng cần lưu ý là khi áp dụng cách can thiệp này có thể khiến trẻ cảm thấy đây là một hình phạt vì vậy cả gia đình phải thực hiện hình thức này sao cho trẻ không cảm thấy mình bị lẻ loi.

6. Can thiệp bằng thuốc

Việc can thiệp bằng thuốc cho trẻ RLTĐGCY đã đem đến khá nhiều tranh luận và đây cũng được coi là phương pháp thành công trong việc chữa trị cho trẻ RLTĐGCY.

Nguồn gốc của cách can thiệp bằng thuốc có từ năm 1937, khi bác sỹ Bradley – một nhà nghiên cứu người Mỹ nghiên cứu ra thuốc Dexamphetamine có tác dụng chữa các cơn nhức đầu sau khi chụp X quang não bơm khí.
Dexamphetamine có tác dụng chữa các cơn nhức đầu nói trên. Một cuộc kiểm tra lâm sàng đã được tiến hành với một nhóm trẻ dùng loại thuốc này tròng thời gian hơn 6 tháng vào năm 1937. Kết quả cho thấy, không có sự cải thiện nào cho những cơn đau đầu nhưng lại có chuyển biến khả quan với những trẻ gặp trở ngại trong học tập. Từ đó, Dexamphetamine được nghiên cứu thêm như một cách chữa trị cho trẻ có trở ngại trong học tập – được xem như là kết quả của loạn năng nhẹ não bộ (MBD).

Việc sử dụng Dexamphetamine trong chữa trị cho trẻ có trở ngại học tập kéo dài không lâu đã mang lại những kết quả điều trị tốt. Khoảng hai thập niên sau, một loại thuốc mới được xuất hiện với tên gọi Methylphenidate (tên thương mại là Ritalin). Người ta cho rằng thuốc này là sự cải tiến của Dexamphetamine vì nó có ít tác dụng phụ hơn và dường như có tác dụng tốt hơn đối với các trẻ RLTĐGCY. Đến năm 1950, nhiều nghiên cứu lâm sàng khác nhau cho thấy Ritalin rất hữu hiệu để trị liệu cho trẻ RLTĐGCY.Hiện nay, chỉ trừ một số rất nhỏ, còn lại các trẻ RLTĐGCY đều có phản ứng tốt với 2 loại thuốc trên. Với một số không có phản ứng, nhiều trẻ thực sự bị thuốc làm cho tệ hại thêm. Cũng có một số trẻ phản ứng tốt với một loại thuốc khác là Tofranil, tuy nhiên phản ứng của thuốc này chưa được hiểu đầy đủ. Vì vậy, cần có sự đánh giá về xét nghiệm của phản ứng đối với một loại thuốc riêng biệt ở từng trẻ trước khi tiến hành can thiệp.

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết Các phương pháp can thiệp đối với rối loạn tăng động giảm chú ý đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
386
Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ https://hoitamlytrilieu.vn/nhan-dang-dung-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-380.html Fri, 09 Oct 2020 04:06:40 +0000 https://demo.hoitamlytrilieu.vn/?p=380 Có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hoặc nhầm lẫn giữa một trẻ hiếu động và trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Thực ra việc nghịch… Đọc tiếp »Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Bài viết Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
Có rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hoặc nhầm lẫn giữa một trẻ hiếu động và trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Thực ra việc nghịch ngợm, nô đùa có thể là biểu hiện của một trẻ hiếu động. Tuy nhiên, những biểu hiện đó có thể được xem là biểu hiện của Rối loạn tăng động giảm chú ý (hay ADHD) nếu như biểu hiện đó diễn ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng.

ADHD là một rối loạn sinh học khởi phát sớm, được mô tả bằng bộ ba triệu chứng: tăng động, không tập trung chú ý và xung động. Ba triệu chứng này tồi tại dai dẳng và ở mức độ không phù hợp về mặt phát triển (theo tổ chức hỗ trợ ADHD của New Zealand).

Việc điều chỉnh hoạt động, chú ý và các tương tác xã hội vào các chuẩn tình huống bình thường với trẻ có ADHD thường gặp rất nhiều khó khăn. Chúng thường gây rắc rối cho người lớn và không được bạn bè cùng lứa yêu thích. Kết quả học tập ở trường thường kém và nhiều trẻ mất khả năng học tập đặc trưng và/hoặc đi kèm với rối loạn hành vi.

Vậy thế nào là một trẻ có ADHD?
Một trẻ có ADHD thường gặp những khó khăn trên các lĩnh vực sau:

1. Chú ý

Trẻ có rối loạn này thường gặp vấn đề với cả hai khả năng: chú ý và tập trung hoặc chỉ gặp khó khăn với một trong hai chức năng này.
Với những trẻ có vấn đề về sự chú ý, chúng rất dễ bị phân tán và sẵn sàng phản ứng ngay, dù cho đó là một tiếng động nhỏ xung quanh. Chúng hay bồn chồn, táy máy, không ngồi yên được, và thường đi quấy phá trẻ khác.

Còn trẻ giảm tập trung thì chúng có thể nhận thức được những việc chung quanh nhưng lại không thể tập trung vào công việc hoăc nhiệm vụ được giao. Chẳng hạn như chúng không thể tập trung nghe bài giảng của thầy/cô, thường hay trì hoãn các công việc. Đối với những bài tập thầy/ cô giao cho về nhà, trẻ thường không làm hoặc làm không hết. Trẻ thường thiếu khả năng tập trung, chú ý hơn và khó có thể dõi theo những nhiệm vụ dài có nhiều lời hướng dẫn. Việc khó duy trì sự chú ý vào nhiệm vụ được giao là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của những trẻ này thường là kém.

2. Tăng động

Không phải trẻ ADHD nào cũng tăng động. Tuy vậy, hầu như trẻ mắc RLTĐGCY đều tăng động. Những biểu hiện của những trẻ này thường xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Chúng thường không ngồi yên, có những vấn đề về ăn uống, cơn đau bụng, giấc ngủ như khó vào giấc hay khó tỉnh dậy.

Lớn hơn, trẻ không thể ngồi yên trong một hoạt động kéo dài. Trẻ hay sốt ruột, đứng lên, ngồi xuống, phá phách và đi lại quanh phòng học, nói chuyện, làm trò hề.
Đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy trẻ ADHD ba hoa, nói chuyện phiếm không ngừng.

3. Xung động

Đây cũng được coi là đặc điểm thường được mô tả ở trẻ ADHD. Khi còn nhỏ, chúng đều muốn có ngay lập tức cái mà nó đang muốn. Nếu không được đáp ứng, chúng dễ dàng buồn bực và có thể đập phá đồ đạc, đồ chơi.
Thật không dễ dàng khi yêu cầu trẻ trẻ ADHD xếp hàng, chờ đợi hay tuân theo những chỉ dẫn. Chúng thường không cẩn thận trong công việc và không dừng lại để kiểm tra công việc. Chúng thường ngắt ngang lời người khác, trả lời câu hỏi khi chưa nghe xong câu hỏi. Đôi khi chúng muốn tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đến tính mạng mà không quan tâm đến hậu quả.

Hành vi chống đối xã hội đôi khi là vấn đề ở trẻ AHĐ. Trẻ khó kiềm chế xung động như trẻ khác. Chúng có thể ăn cắp, nói dối. Việc này có thể xuất phát từ mong muốn đơn giản là phải có được đồ vật ấy, sợ bị la mắng hoặc gây sự chú ý với người khác… Đến tuổi vị thành niên và trưởng thành có thể xuất hiện những vấn đề nổi cộm như sử dụng nghiện chất kích thích như rượu và ma túy, trộm cắp, đua xe hay quan hệ tình dục không an toàn…

Tham khảo: Luận án tiến sĩ Tâm lý học “Đặc điểm tâm lí tâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý” của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân (2010) Viện Tâm lí học

Bài viết Nhận dạng đúng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ đã xuất bản lần đầu vào ngày Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam.

]]>
380